Giới thiệu về khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Trưng Vương

1 – Vị trí và chức năng của Khoa

         Khoa Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Trường Đại học Trưng Vương; có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ, thực nghiệm (nếu có). Trực tiếp quản lý các hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện của người học do khoa giảng dạy theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo; tổ chức đào tạo một số ngành theo mục tiêu, quy mô đào tạo của Trường.

2 – Nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa

  1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành thuộc đơn vị quản lý: Xếp thời khóa biểu, lịch học, phòng học, phân công giảng viên, ra đề thi, chấm thi, bảng điểm các học phần theo chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy toàn khóa đối với các học phần được Hiệu trưởng giao.
  2. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc: tuyển dụng, sử dụng giảng viên; bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo các ngành học, các loại hình đào tạo; mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học của khoa.
  3. Phối hợp tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với NCKH, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
  4. Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; hướng dẫn sinh viên NCKH.
  5. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
  6. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lồi sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.
  7. Phân định các giới hạn phạm vi chuyên môn, nội dung giảng dạy cho các bộ môn thuộc đơn vị. Cụ thể hóa mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy của từng chuyên ngành trong đơn vị.
  8. Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đào tạo sau đại học thuộc lĩnh vực được giao (nếu có); chủ động đề xuất mở thêm các ngành đào tạo mới của khoa phù hợp với nhu cầu, điều kiện đội ngũ của khoa.
  9. Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và NCKH; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Nhà trường.
  10. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao.
Gọi ngay
chat-active-icon
chat-active-icon