Ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhu cầu nhân lực gia tăng nhanh chóng. Chính vì vậy ngành CNTT là một ngành học mang lại cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường.
Thị trường lao động rộng mở cho sinh viên CNTT
Theo số liệu thống kê dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam tăng cao liên tục. Dự báo trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 – 195.000 lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin hàng năm.
Trong khi đó, làn sóng đầu tư nước ngoài đã mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam trở nên sôi động nhất từ trước đến nay. Việt Nam đang thu hút các công ty ngành Công nghệ thông tin lớn trên thế giới và trong khu vực đầu tư, nên các hoạt động tuyển dụng và xây dựng đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm, dịch vụ được đẩy mạnh.
Đánh giá về nhu cầu nhân sự ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam, các chuyên gia cho biết thị trường hiện nay vẫn rất “khát” nhân lực và cơ hội việc làm vẫn rộng mở ít nhất 10, 20 năm nữa. Bằng chứng là Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao khi nhiều tập đoàn công nghệ như Samsung, Apple, LG, Foxconn.. không chỉ đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam mà còn đầu tư vào mảng nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Học ngành Công Nghệ Thông Tin ra trường làm nghề gì?
Học CNTT, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:
1 Lập trình viên
Lập trình viên là người viết mã và phát triển phần mềm, ứng dụng hoặc website. Họ sử dụng ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển để tạo ra các sản phẩm CNTT. Công việc của lập trình viên bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, viết mã, kiểm thử và bảo trì phần mềm.
Mức lương: 12 – 30 triệu đồng/tháng.
2 Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm tham gia vào việc phát triển phần mềm từ giai đoạn lên ý tưởng đến triển khai. Công việc của kỹ sư phần mềm bao gồm thu thập yêu cầu khách hàng, phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử và triển khai phần mềm. Mức lương: 15 – 35 triệu đồng/tháng.
3 Quản trị hệ thống
Công việc của quản trị hệ thống bao gồm cài đặt, cấu hình, giám sát và bảo trì hệ thống. Họ phải xử lý sự cố, tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, triển khai bảo mật, sao lưu dữ liệu. Quản trị hệ thống cần hiểu về mạng máy tính, hệ điều hành, ứng dụng và các công nghệ liên quan.
Mức lương: 15 – 35 triệu đồng/tháng.
4 Chuyên gia bảo mật
Chuyên gia bảo mật đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và hệ thống mạng. Công việc của chuyên gia bảo mật bao gồm đánh giá, phân tích lỗ hổng bảo mật, triển khai các biện pháp bảo mật, giám sát mạng – hệ thống, phân tích các mối đe dọa và ứng phó với các vụ vi phạm bảo mật.
Mức lương: 20 – 40 triệu đồng/tháng.
5 Chuyên gia AI
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo tạo ra và triển khai các hệ thống trí tuệ nhân tạo, máy học, khai phá dữ liệu. Công việc của chuyên gia AI bao gồm thu thập, tiền xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình dự đoán, phân loại, tối ưu hóa thuật toán và áp dụng các kỹ thuật AI để giải quyết các vấn đề thực tế.
Mức lương: 20 – 45 triệu đồng/tháng.
6 Chuyên gia phân tích dữ liệu
Công việc của chuyên gia phân tích dữ liệu bao gồm thu thập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, áp dụng các phương pháp phân tích và hình dung dữ liệu, tạo ra báo cáo,… Mức lương: 18 – 35 triệu đồng/tháng.
7 Quản lý dự án CNTT
Quản lý dự án CNTT đảm nhận vai trò lập kế hoạch, điều phối và quản lý các dự án CNTT. Công việc của quản lý dự án bao gồm xác định yêu cầu dự án, phân tích rủi ro, lập lịch trình, phân công công việc, theo dõi tiến độ và quản lý tài nguyên.
Mức lương: 20 – 45 triệu đồng/tháng.
8 Chuyên gia phát triển ứng dụng di động Học CNTT ra làm gì?
Chuyên gia phát triển ứng dụng di động tạo ra và triển khai ứng dụng trên các nền tảng di động như iOS, Android. Công việc của chuyên gia phát triển ứng dụng di động bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế giao diện, lập trình ứng dụng và kiểm thử. Mức lương: 18 – 40 triệu đồng/tháng.
9 Chuyên gia về mạng và hệ thống
Chuyên gia mạng và hệ thống có nhiệm vụ xây dựng, cấu hình, duy trì mạng máy tính, hệ thống thông tin. Công việc của chuyên gia mạng và hệ thống bao gồm cài đặt, cấu hình hệ thống mạng, giám sát, bảo trì hiệu suất mạng, xử lý sự cố mạng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và triển khai các biện pháp bảo mật mạng.
Mức lương: 15 – 35 triệu đồng/tháng.
10 Kiểm thử phần mềm
Công việc của kiểm thử viên bao gồm xác định kịch bản kiểm thử, thiết kế các ca kiểm thử, thực hiện kiểm thử, ghi nhận và báo cáo lỗi. Họ cần có kiến thức về kỹ thuật kiểm thử phần mềm, quy trình kiểm thử và công cụ kiểm thử.
Mức lương: 15 – 30 triệu đồng/tháng.
Học ngành Công Nghệ Thông Tin tại Trường Đại Học Trưng Vương
Là một trong những đơn vị đào tạo cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Trưng Vương sẽ là đơn vị đào tạo chất lượng mà các bạn sinh viên khó có thể bỏ qua. Chương trình đào tạo ngành CNTT của Trường Đại học Trưng Vương tập trung vào việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo sinh viên ra trường có kiến thức sâu rộng và kỹ năng thực tế. Trường đảm bảo chất lượng dạy và học, đào tạo những cử nhân CNTT có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Thời gian đào tạo được rút ngắn giúp sinh viên sớm tiếp cận thị trường lao động, sinh viên được xét học bổng khuyến khích học tập, sắp xếp chỗ ở tại ký túc xá căn hộ chung cư cao cấp, … Ngoài ra tập đoàn Hồ Gươm – có công ty về công nghệ sẽ tiếp nhận tất cả các sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt từ loại khá trở lên.